Trần anh và Trần em là cặp anh em nhưng lại có cuộc đời hoàn toàn khác nhau. Đây là vấn đề về người chứ không phải do vận mệnh.
Trần anh là một thợ trát phấn tượng, bình thường hay giúp người trong thôn trang trí nhà cửa, một ngày cùng lắm là kiếm được 200. Anh ta còn có một cậu con trai, để sau này con trai lấy được vợ, anh cố gắng tiết kiệm tiền, mong muốn tương lai có thể mua nhà cho nó. Anh tiết kiệm tiền, bình thường ăn uống, sử dụng đồ đạc đều rất giản dị, cũng không biết là anh để được bao nhiêu tiền nhưng mãi chẳng thấy nhà cửa khấm khá hơn là bao.
Còn Trần em thì lại khác, ban đầu xa nhà đi làm thuê mấy năm, dùng hết số tiền của mình đi đầu tư. Có lỗ, cũng có lãi. Cho tới khi anh tự mua một chiếc xe, bắt đầu làm kinh doanh vận chuyển, điều kiện gia đình đã tốt dần lên. Khi ấy, ngành vận chuyển vẫn chưa phát triển như ngày nay, các xe hàng của anh làm ăn rất tốt. Bây giờ, tự mình mở một công ty vận chuyển quy mô nhỏ, chuyên phụ trách vận chuyển hàng hóa.
Những người quen biết hai anh em đều rất thắc mắc. Từ nhỏ, Trần anh đã cực kỳ tiết kiệm, không tiêu tiền linh tinh, bố mẹ cho anh 2 đồng tiền tiêu vặt thì sẽ tiết kiệm được 1 đồng rưỡi. Còn Trần em thì cực kỳ thích tiêu tiền, cho bao nhiêu anh tiêu bấy nhiêu. Đến bây giờ, Trần anh vẫn rất tiết kiệm, còn Trần em vẫn rất thích tiêu tiền. Nhưng Trần anh càng tiết kiệm lại càng nghèo, Trần em càng tiêu tiền lại càng giàu.
Câu chuyện bên trên thực ra đã nói lên một kiến thức làm giàu: Người giàu càng tiêu càng giàu, người nghèo càng giữ càng nghèo. Tôi xin dùng cuốn 'Talmud' của người Do Thái để phân tích nguyên nhân:
Làm chủ đồng tiền chứ không làm nô lệ của đồng tiền
Tiền quan trọng không? Quan trọng. Nhưng rất nhiều người lại không ý thức được rằng, tiền có quan trọng đến mấy thì nó cũng chỉ là vật phẩm, là một công cụ lưu thông. Trong cuốn 'Talmud' có viết: 'Phải làm chủ đồng tiền chứ không được làm nô lệ của đồng tiền'. Người nghèo tiết kiệm tiền thực ra do quá xem trọng đồng tiền, không dám tiêu tiền.
Một thương nhân người Do Thái, khi thấy một người nông dân sống quá cực khổ đã tặng cho ông một con trâu, muốn giúp ông giàu có hơn. Người nghèo này đã rất vui sướng nhận lấy con trâu nhưng lại không biết làm gì. Trâu ngày nào cũng phải ăn cỏ, người nghèo không nỡ bỏ tiền ra để mua cỏ, thế nên đã đem trâu đi bán, mua lấy một con gà vì gà ăn ít hơn, còn tiền bán trâu thì tiết kiệm.
Nhưng ông lại không nỡ tiêu tiền cho gà, ông cho rằng, tiền quan trọng hơn gà. Thế là gà chết đói, người nghèo đem gà đi nấu để ăn. Đến khi người thương nhân kia quay lại tặng thêm đồ cho người nông dân, ông thấy trâu đã biến mất, người nghèo thì lăn quay ra ngủ. Người thương nhân đã lập tức quay đầu đi luôn, còn người nghèo thì đã không hề biết rằng mình vừa bỏ lỡ cơ hội.
Người nghèo quá xem trọng đồng tiền, trở thành nô lệ của đồng tiền, không trở thành chủ nhân của đồng tiền.
Kiếm tiền cần có can đảm, tích trữ cần thông minh
Trong muốn 'Talmud' có nói một câu như thế này: 'Sự gia tăng của cải và gia tăng thời gian rảnh rỗi có thể thúc đẩy văn minh nhân loại'. Người giàu tiêu tiền dựa vào sự can đảm. Số tiền họ có được, có một nửa đem đi đầu tư, một nửa dùng để quản lý chi tiêu. Vì thế, họ càng tiêu càng giàu.
Nhưng người nghèo thì lại không học được cách tiết kiệm tiền thông minh, mỗi ngày họ đều bôn ba vì cuộc sống, không có nhiều thời gian rảnh rỗi để quản lý chi tiêu. Tiền của họ chỉ tiết kiệm trong thẻ ngân hàng, có cơ hội kiếm tiền thì cũng không dám tiêu. Vì thế, là người nghèo, khi tìm thấy cơ hội, chúng ta cần phải dũng cảm tiêu tiền, đừng giống như người nghèo trong câu chuyện bên trên, tiền mua cỏ cho trâu cũng tiếc.
Tiền là kiếm ra chứ không phải là để dành mà ra
Người Do Thái cho rằng, sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo chính là nằm ở tư duy. Người nghèo thì đem những đồng tiền mình vất vả có được để dành, để tiền sống biến thành tiền chết. Nhưng người giàu thì lại dùng tiền mà mình kiếm được đi đầu tư vào một ngành nghề kiếm được nhiều tiền hơn, để tiền sinh ra tiền. Vì thế, trong 'Talmud' có nhấn mạnh rằng: 'Tiền là kiếm ra chứ không phải là để dành mà ra'. Hơn nữa, người Do Thái cũng không tán thành việc quá tiết kiệm, 'khi người giàu phát hiện mình không có cơ hội mua sắm thì họ sẽ cảm thấy bản thân đã cực kỳ nghèo túng'.
Vậy nên, nếu bạn kiếm được tiền rồi, vậy thì nên cố gắng đem đi đầu tư. Nhưng đừng đầu tư một cách mù quáng, đầu tư một cách mù quáng chỉ khiến tiền mồ hôi nước mắt của bạn đổ sông đổ biển chứ chẳng kiếm lại được đồng nào. Hãy nhìn nhận rõ thị trường, điều tra khảo sát thật kỹ rồi hãy đi đầu tư. Đừng quá nhẹ dạ tin tưởng bạn bè.
Để tiền sinh ra nhiều tiền hơn
'Talmud' có nhấn mạnh: 'Một khoản tiền lớn tiết kiệm trong ngân hàng, qua 3 đời, tiền sẽ mất giá. Muốn dựa vào tiền lãi nhân hàng để phát tài là điều không thể'. Người Do Thái có ý thức nhìn xa trông rộng, trong thời cha ông của họ, 100 đồng đã là rất lớn rồi, nhà nào có tài sản hàng vạn đồng là sự hiếm có vô cùng. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, tiền lương hàng vạn là chuyện quá bình thường.
Vì thế, tiết kiệm tiền sẽ không khiến bạn giàu có hơn. Tiết kiệm tiền chỉ giúp bạn có một chỗ dựa vững chắc, giúp chúng ta có thể ứng phó trong lúc khó khăn. Chính vì thế, người giàu càng tiêu càng giàu, người nghèo, càng tiết kiệm lại càng nghèo.