Đầu tiên, bạn bị bỏ lại trong các cuộc họp quan trọng
(Ảnh minh họa)
Người quản lý của bạn gặp gỡ các đồng nghiệp để thảo luận về tiến độ hoặc các dự án quan trọng trong khi bạn không có mặt dù bạn là một phần của team? Bạn nghe thấy những quyết định được đưa ra mà lẽ ra bạn phải được tham gia bàn bạc?
Tiếp cận trực tiếp với người quản lý để giải quyết vấn đề. Đừng nên trách móc. Bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn nếu bạn thể hiện sự mong muốn cải thiện tình hình chứ không quy chụp chủ quan. Ví dụ, bạn có thể nói, 'Tôi mong muốn được tham gia vào cuộc họp sáng nay vì tôi đang hợp tác chặt chẽ với team của mình. Tôi nhận thấy tôi đã không được tham gia trong một số cuộc họp gần đây. Tôi có thể làm gì để đảm bảo rằng tôi là một phần của những cuộc thảo luận trong tương lai?'.
Sếp không quan tâm đến những thành tựu trong công việc của bạn
(Ảnh minh họa)
Một ông chủ cam kết với sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên sẽ thường xuyên hỏi về mục tiêu và những thế mạnh của bạn trong công việc. Sau tất cả, sếp sẽ đánh giá chung những việc bạn làm, trách nhiệm và những tiến bộ của bạn.
Nếu sếp không hỏi về lý tưởng làm việc của bạn hay hỏi nhưng không có động thái giúp đỡ bạn đạt được những mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể kết luận rằng, sếp không đánh giá cao bạn trong những dự án dài hơi. Điều đó chứng tỏ, bạn chỉ là một phương tiện làm việc để sếp đạt được mục tiêu riêng.
Bạn không được cho cơ hội phát triển
(Ảnh minh họa)
Trong khi những đồng nghiệp khác liên tục nhận được các dự án mới, những cơ hội để phát triển sự nghiệp thì số lượng công việc của bạn vẫn cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày, thậm chí còn bị giảm đi. Bạn thấy mình đang dậm chân tại chỗ và không xác định được phương hướng cho tương lai. Vai trò của bạn có lẽ đã không còn quan trọng như trước và sếp đang có ý định 'rút' bạn khỏi đội ngũ nhân viên. Hãy đánh giá lại con đường sự nghiệp và cân nhắc đến chuyện tìm việc làm mới.