Đây là một trong những phong tục truyền thống để chuẩn bị chào mừng Tết Nguyên đán của người dân địa phương.
Thị trấn nhỏ Nuanquan, thuộc tỉnh Hà Bắc, tây bắc Trung Quốc, là nơi diễn ra một trong những màn bắn pháo hoa nguy hiểm nhưng mê hoặc nhất thế giới.
Mặc dù pháo hoa đã là một phần không thể thiếu trong các lễ kỷ niệm của Trung Quốc từ khoảng năm 800 sau Công nguyên, nhưng không phải lúc nào cũng phổ biến và giá cả phải chăng như ngày nay.
Vì vậy, khoảng một nửa thiên niên kỷ trước, những người thợ rèn địa phương đã đưa ra giải pháp thay thế khả thi hơn, ít chi phí hơn nhưng cũng không kém phần ấn tượng như pháo hoa thông thường. Đó là phương pháp ném sắt nóng chảy vào bức tường, không gian lạnh lẽo để tạo ra tia lửa sáng vừa đẹp vừa nguy hiểm.
Theo thông lệ, những người thợ rèn thường đội chiếc mũ lớn và phủ da cừu lên người, nhưng tai nạn vẫn có thể xảy ra, vì vậy những người thực hiện cần phải hết sức cẩn thận và có biện pháp đảm bảo an toàn.
Ví dụ như chiếc thìa gỗ mà thợ rèn dùng để múc sắt nóng chảy, đảm bảo khoảng cách với bàn nung sắt nóng lên đến 1.600 độ C.
Việc sắt lỏng nung nóng bắn tung tóe là một quá trình biến đổi năng lượng. Khi người thợ rèn ném thanh sắt ra khỏi lò, phần lớn động năng của sắt lỏng sẽ chuyển thành thế năng, và động năng còn lại là nguyên nhân gây ra va chạm văng tung tóe.
Vụ nổ của sắt nóng chảy thực chất là phản ứng oxy hóa các giọt sắt được phân chia mịn kết hợp với hiện tượng tán xạ khi va chạm vào tường. Ngoài ra, các tạp chất carbon trong sắt sẽ phản ứng với oxy để tạo ra carbon dioxide và tác động sẽ khiến carbon trong sắt nóng chảy tiếp xúc với oxy để tạo ra tia lửa điện.
Dashuhua là duy nhất của thị trấn Nuanquan, người dân địa phương vẫn thu gom sắt vụn để đem cho thợ rèn chuẩn bị cho lễ kỷ niệm hàng năm.
Những người thợ rèn cũng kết hợp các kim loại khác như đồng và nhôm, vào màn trình diễn của họ để tạo ra các tia lửa màu xanh lá cây và trắng bên cạnh các tia lửa màu cam.
Mặc dù còn lại rất ít thợ rèn trẻ tuổi ở Nuanquan để đảm nhận công việcbtừ thế hệ trước, nhưng ở thời điểm hiện tại, Dashuhua vẫn có một số người tay nghề tốt.
Dashuhua đã tồn tại hơn 500 năm, nhưng không có ghi chép nào về việc người thợ rèn bị thương nặng hoặc có sự cố nghiêm trọng nào.