Cụ thể, nghiên cứu mới dựa trên một nhóm nhỏ bệnh nhân, đã phát hiện ra ở những người bị nhiễm Omicron, đặc biệt là những người đã được tiêm chủng, xuất hiện khả năng miễn dịch tăng cường đối với biến thể Delta.
Phân tích trên có 33 người cả đã và chưa được tiêm phòng bị nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi tham gia. Theo đó, các nhà nghiên cúu phát hiện ra rằng trung hòa Omicron tăng 14 lần trong 14 ngày sau khi nhập học, họ cũng nhận thấy rằng có sự trung hòa tăng 4,4 lần của biến thể Delta.
Hành khách xếp hàng chờ xét nghiệm PCR ở một sân bay tại Nam Phi. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu cho biết: 'Sự gia tăng trung hòa biến thể Delta ở những cá nhân bị nhiễm Omicron có thể làm giảm khả năng họ tái nhiễm biến thể Delta'.
Các kết quả của nghiên cứu cho thấy khả năng 'Omicron thay thế biến thể Delta, do có thể tạo ra khả năng miễn dịch vô hiệu hóa Delta làm cho khả năng tái nhiễm Delta thấp hơn'.
Theo các nhà khoa học, tác động của việc này còn phụ thuộc vào việc Omicron có ít gây triệu chứng nặng hơn so với Delta hay không. 'Nếu như vậy, tỷ lệ mắc Covid-19 chuyển biến nặng sẽ giảm xuống và sự lây nhiễm sẽ giảm các ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội hơn.'
Alex Sigal, một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi ở Nam Phi, cho biết trên Twitter hôm 27/12 rằng nếu biến thể Omicron ít gây bệnh nặng hơn so với tình hình hiện nay ở Nam Phi, thì 'điều này sẽ giúp xóa sổ Delta'.
Một nghiên cứu ở Nam Phi trước đó cho biết, nguy cơ nhập viện và trở nặng ở những người bị nhiễm Omicron giảm so với biến thể Delta, mặc dù các tác giả cho biết một số điều đó có thể là do khả năng miễn dịch của cộng đồng đã cao lên.
Biến thể Omicron, lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi và Hồng Kông vào tháng 11 hiện đã lan rộng ra hơn 100 quốc gia trên thế giới.